Tổng hợp các bài viết hay, hữu ích tại Lavite
highlight_off

Đái tháo đường và những điều cần biết

:

Thứ Tư, 05/05/2021

Đái tháo đường là căn bệnh dai dẳng và mang lại nhiều di chứng. Người bệnh thường sống trong tình trạng khổ sở. Cùng hiểu rõ về đái tháo đường để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống nhé.

1.Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa làm tăng glucose huyết. Nguyên nhân do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Trong thời gian dài gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau.

Đái tháo đường và những điều cần biết

2.Phân loại

Hiện nay có rất nhiều loại ĐTĐ khác nhau. Type 1 và Type 2 là hai loại phổ biến thường gặp. Ngoài ra, ĐTĐ thai kỳ, type 3 và type 1,5 là các dạng hiếm gặp.
Type 1: cơ thể không thể sản sinh ra insulin để điều tiết glucose trong máu.
Type 2: insulin sản sinh ra không thể đáp ứng hoặc bị đề kháng, dẫn tới nồng độ glucose tăng cao.

Phân loại

3. Chẩn đoán

+ Nồng độ glucose huyết tương lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8h trước đó) ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L).
+ Nồng độ glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L).
+ HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm.
+ Ở người bị đái tháo đường có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L).
* Trong những trường hợp không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose trong máu (tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), những xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ ở trên cần được thực hiện lặp lại 2 lần để chẩn đoán xác định. Lần 2 sau lần đầu tiên có thể từ 1 đến 7 ngày.

chỉ số đường huyết

4.Biến chứng

+ Biến chứng tim mạch: bệnh động mạch vành và đột quỵ là các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường lâu năm.
+ Biến chứng trên thận: ĐTĐ làm tổn thương các mạch máu làm giảm hoạt động của thận và suy thận.
+ Biến chứng thần kinh: dễ thấy nhất là các hội chứng bàn chân và mạch máu ở người bệnh ĐTĐ, các vết thương khó lành hơn.
+ Biến chứng về mắt: bệnh võng mạc rất hay thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, có thể gây ra giảm thị lực và mù lòa.

biến chứng

5. Tầm soát bệnh đái tháo đường

Tầm soát đái tháo đường trên các đối tượng:
Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2.

  • Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).
  • Tăng huyết áp, rối loạn lipid huyết.
  • Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • HbA1c ≥ 5,7%, rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose.
  • Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng. Chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có thể kiểm soát bệnh ở mức tối ưu. Khi được chẩn đoán bệnh ĐTĐ người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh để tránh lượng đường huyết tăng cao.