Tổng hợp các bài viết hay, hữu ích tại Lavite
highlight_off

Đông trùng hạ thảo và tương tác – hấp thu

:

Thứ Tư, 05/05/2021

Cùng tìm hiểu các cơ chế về hấp thu khi sử dụng đông trùng hạ thảo, cũng như các lo ngại về tương tác của đông trùng hạ thảo khi dùng chung thuốc và các sản phẩm tương tự.

Đông trùng hạ thảo Hector vì sao nên dùng buổi sáng và khi bụng đói?

Khi hệ tiêu hóa khỏe và không có vấn đề, việc sử dụng vào buổi sáng giúp tăng tính hấp thu. Người dùng sẽ tràn trề năng lượng và tinh thần minh mẫn đầu ngày. Khi tiêu hóa, ĐTHT xuống đến dạ dày, sau đó xử lý cơ học/hóa học tại đây và được hấp thu chủ yếu tại ruột. Khuếch tán, ẩm bào, vận chuyển tích cực qua màng tế bào,…là các cơ chế hấp thu khi sử dụng sản phẩm. Khi hấp thu: kích thước càng nhỏ, càng ít cạnh tranh với thức ăn, nhu cầu sử dụng càng lớn (sau một đêm cơ thể rất đói) thì sự hấp thu càng nhanh, mạnh gần như hoàn toàn.

Đông trùng hạ thảo Hector vì sao nên dùng buổi sáng

Tuy nhiên, nếu dạ dày yếu (thỉnh thoảng rêm bụng), đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…thì nên sử dụng sản phẩm sau ăn. Sau ăn ở đây không quá 30 phút sau bữa ăn chính.

Sử dụng chung Đông trùng hạ thảo với thuốc tây và các sản phẩm tương tự

Để hiểu rõ tính an toàn khi dùng chung ĐTHT với thuốc và các sản phẩm tương tự, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về khái niệm tương tác thuốc/thuốc cũng như thuốc/thực phẩm.

Tương tác thuốc/thuốc và thuốc/thực phẩm

Tương tác thuốc/thuốc và thuốc/thực phẩm

 

Hấp thu – phân bố – chuyển hóa – thải trừ là bốn cơ chế đi kèm được quan tâm khi sử dụng thuốc. Khái niệm uống thuốc này tránh thuốc kia ra đời vì khi sử dụng một số loại chung với nhau, sẽ xảy ra hiện tượng làm tăng/giảm bốn cơ chế trên gọi là sự tương tác thuốc/thuốc. Một loại nữa chính là tương tác trực tiếp giữa thuốc và thực phẩm với nhau.

Tại sao lại xảy ra những tương tác này? Đầu tiên là tương tác thuốc/thuốc. Trong cơ thể, có rất nhiều enzym. Chúng được gọi là các chất xúc tác sinh học. Khi có chúng, nhiều chu trình sinh tổng hợp quan trọng trong cơ thể được thực hiện. Hệ Cytochrome P450 (CYP450) là hệ 50 loại enzym chi phối hầu hết các cơ chế chuyển hóa trong cơ thể. Chúng gồm một số enzym như: CYP1A2, CYP3A4, CYP2C9,…

Hệ enzym CYP450 chiếm đa số các chu trình chuyển hóa của cơ thể

Hệ enzym CYP450 chiếm đa số các chu trình chuyển hóa của cơ thể

Ví dụ: khi sử dụng thuốc kháng nấm Ketoconazole chung với thuốc trị mỡ máu nhóm Statins thì sẽ tăng nguy cơ bị tiêu cơ vân ở người sử dụng (vốn là tác dụng không mong muốn của Statins khi dùng liều cao và lâu dài). Lí do: Statins được chuyển hóa qua enzym CYP2C9, Ketoconazole ức chế enzym này nên nồng độ Statins trong cơ thể sẽ tăng lên.

Một số thuốc chuyển hóa qua các enzym hệ CYP450

Một số thuốc chuyển hóa qua các enzym hệ CYP450

Tương tác thuốc và thực phẩm: một số kháng sinh như  tetracyclin khi dùng chung sữa sẽ tạo phức (một dạng hợp chất) dẫn đến giảm tác dụng của kháng sinh.

Đông trùng hạ thảo có an toàn khi dùng chung thuốc và thực phẩm khác?

Đông trùng hạ thảo với các thành phần như adenosine, cordycepin, polyphenol,… hầu như không có tác động trực tiếp lên hệ enzym CYP450. Từ đó, việc sử dụng chung sản phẩm này với thuốc tây là an toàn. Trong các nghiên cứu thực tế, khi dùng Đông trùng hạ thảo đi kèm, một số thuốc được hấp thu tốt hơn, từ đó giảm liều dùng (giảm tác dụng không mong muốn), giảm chi phí cho bệnh nhân. Bên cạnh đó tăng cường sức khỏe giúp tốt hơn cho việc điều trị.

Về phần các sản phẩm tương tự, Đông trùng hạ thảo hoàn toàn lành tính với các thực phẩm/thực phẩm chức năng khác trên thị trường. Suy cho cùng, đây là một loài NẤM dược liệu, với các dược chất và thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể hằng ngày nên tính an toàn cao.

đông trùng hạ thảo