Tổng hợp các bài viết hay, hữu ích tại Lavite
highlight_off

MẬT ONG VÀ SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT

:

Thứ Năm, 18/08/2022

Từ xưa đến nay, mật ong đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: khử trùng vết thương, tạo ngọt tự nhiên, chữa đau họng, dưỡng da, giảm ho, giảm viêm,… Mật ong là nguồn cung cấp nhiều khoáng chất, enzym và axit amin. Ngoài ra mật ong còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng mật ong đều đặn sẽ giúp giải quyết các vấn đề về đường ruột, đem lại sức khỏe đường tiêu hóa tốt hơn.

Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, thúc đầy tiêu hóa thức ăn

Mật ong nguyên chất là một prebiotic kích thích tăng số lượng lợi khuẩn (vi khuẩn tốt) trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mật ong chứa các oligosaccharide khi đi qua đường tiêu hóa không hấp thu mà thay vào đó, những oligosaccharide này tới ruột già và lên men. Điều này giúp tạo ra các axit béo chuỗi ngắn làm tăng sinh các chủng bifidobacteria hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột và tổng hợp các enzym tiêu hóa cần thiết [1]. Ngoài ra, mật ong còn là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với vi khuẩn Helicobacter pylori, một nguyên nhân phổ biến gây ra viêm loét dạ dày.

Mật ong tăng cường hệ miễn dịch đường ruột

Các nghiên cứu chứng minh mật ong chứa vitamin A và một lượng nhỏ chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa. Vitamin A rất quan trọng trong việc kích thích miễn dịch của cơ thể khi phát hiện các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa. Và chỉ trong mật ong nguyên chất có chứa phấn hoa và sữa ong chúa - đều chứa một lượng lớn vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8 và B9). Đây là những vitamin cần thiết cho vi khuẩn đường ruột phát triển và giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn [2]

Mật ong giảm các rối loạn tiêu hóa

Sử dụng mật ong thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các rối loạn về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày,... Một nghiên cứu phát hiện ra rằng mật ong làm giảm táo bón bằng cách hút nước vào phân và điều chỉnh hệ vi sinh trong ruột.

Mật ong giảm trào ngược dạ dày - thực quản

Mật ong vừa là chất chống oxy hóa vừa có tác dụng loại bỏ các gốc tự do. Trào ngược có thể được gây ra một phần do các gốc tự do làm hỏng các tế bào đường tiêu hóa. Mật ong có thể ngăn ngừa tổn thương bằng cách loại bỏ các gốc tự do. Mật ong còn làm giảm viêm trong thực quản. Đặc tính của mật ong cho phép nó bao phủ tốt hơn màng nhầy của thực quản và làm giảm đau lâu hơn [3]

Mật ong chống viêm trên đường ruột

Hiệu quả của mật ong trong việc chăm sóc vết thương đường tiêu hóa đã được chứng minh phần lớn là do tác dụng chống viêm của nó [4]. Phản ứng viêm là kết quả của các gốc oxy hóa tại vết thương, kích hoạt NF-KB dẫn tới phản ứng viêm nặng hơn

Người ta cho rằng mật ong chứa các polyphenol cụ thể, flavonoid và axit caffeic phenethyl ester, là những yếu tố quan trọng trong cơ chế chống viêm của nó [5,6,7]. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong mật ong cũng được chứng minh có lợi trên hoạt động chống viêm của nó [8]

Cách sử dụng mật ong tốt cho đường tiêu hóa

Một số cách sử dụng mật ong hàng ngày tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa

- Uống một hoặc hai thìa mật ong trực tiếp mỗi ngày.

- Hòa và uống cùng nước ấm bằng cách thêm một chút mật ong vào mỗi buổi sáng, vắt ít nước chanh nếu muốn

- Có thể ăn cùng với sữa chua, thêm 1-2 thìa mật ong để giúp giảm các vấn đề về trào ngược axit và khó tiêu.

- Ngâm mật ong cùng với các loại thảo dược (nghệ, tỏi, chanh, đông trùng hạ thảo,…) và sử dụng hàng ngày

Sản phẩm Mật ong đông trùng hạ thảo Hector với sự kết hợp giữa mật ong nguyên chất và bột đông trùng hạ thảo mang tới nhiều lợi ích sức khỏe đường tiêu hóa. Đặc biệt, với dạng gói tiện lợi, dễ sử dụng, có thể mang theo khi đi du lịch, công tác,…


Một số đối tượng cần lưu ý

Trẻ em dưới 1 tuổi: Sử dụng mật ong kích thích tiêu hóa cho trẻ em là rất tốt. Nhưng riêng đối với trẻ dưới 12 tháng, dinh dưỡng tối ưu nhất vẫn là sữa mẹ. Ở độ tuổi này, chức năng hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn yếu và chưa hoàn chỉnh, trẻ gặp vấn đề tiêu hóa nhiều hơn. Khi cho trẻ dùng mật ong có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng, ngộ độc.

Người tiểu đường: Các loại mật ong đều chứa hàm lượng đường khá cao 60-70%. Sử dụng mật ong nhiều làm tăng lượng đường trong máu ở đối tượng này có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn.

Bài viết liên quan:

Đông trùng hạ thảo và mật ong cho các bệnh giao mùa

Đông trùng hạ thảo mật ong và những điều cần biết

Mật ong là gì và công dụng của mật ong

Tài liệu tham khảo:

1. Anand Mohan, Siew-Young Quek, Noemi Gutierrez-Maddox, Yihuai Gao, Quan Shu, Effect of honey in improving the gut microbial balance, Food Quality and Safety, Volume 1, Issue 2, 1 May 2017, Pages 107–115, https://doi.org/10.1093/fqsafe/fyx015

2. Math MV, Khadkikar RM, Kattimani YR. Honey--a nutrient with medicinal property in reflux. Indian J Med Res. 2013 Dec;138(6):1020-1. PMID: 24521651; PMCID: PMC3978955.

3. Nasuti, C., Gabbianelli, R., Falcioni, G., & Cantalamessa, F. (2006). Antioxidative and gastroprotective activities of anti-inflammatory formulations derived from chestnut honey in rats. Nutrition Research, 26(3), 130-137.

4. Molan PC. Re-introducing honey in the management of wounds and ulcers – theory and practice. Ostomy Wound Manage. 2002;48(11):28–40.

5. Kassim M, Achoui M, Mustafa MR, Mohd MA, Yusoff KM. Ellagic acid, phenolic acids, and flavonoids in Malaysian honey extracts demonstrate in vitro anti-inflammatory activity. Nutr Res. 2010;30(9):650–659.

6. Khalil M, Sulaiman SA, Boukraa L. Antioxidant properties of honey and its role in preventing health disorder. The Open Nutraceuticals Journal. 2010;3(1):6–16.

7. Pyrzynska K, Biesaga M. Analysis of phenolic acids and flavonoids in honey. TrAC. 2009;28(7):893–902.

8. Molan PC. Using honey in wound care. IJCA. 2006;3(2):21–24.